Tiêu đề kinh nghiệm hay 2
25 Tháng Ba, 2019
Xuất hiện từ những năm 1970, Minimalism được xem là một nhánh của phong cách đương đại. Nó có ảnh hưởng mạnh mẽ tới các lĩnh vực như thời trang, âm nhạc, nhiếp ảnh, đồ họa,.. và kiến trúc – nội thất cũng không nằm ngoài quy luật ấy. Hãy tìm hiểu Minimalism có ảnh hưởng như thế nào tới kiến trúc và thiết kế nội thất nhé!
Minimalism là gì?
Phong cách Minimalism (tối giản, tối thiểu) là một phong cách thể hiện những khuynh hướng đa dạng của nghệ thuật, đặc biệt trong nghệ thuật thị giác và âm nhạc mà các tác phẩm được tối giản vể những yêu cầu thiết yếu nhất của nó.
Phong cách tối giản xuất phát trong nghệ thuật phương Tây từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2, rõ nét nhất là trong nghệ thuật thị giác với các tác phẩm hội họa của Mark Rothko. Khái niệm này dần dần được mở rộng để bao hàm cả những khuynh hướng trong âm nhạc mà đặc điểm là sự lặp lại, điển hình là các tác phẩm của Steve Reich, Philip Glass và Terry Riley. Phong cách tối giản có nguồn gốc bắt rễ từ sự thuần khiết và cô đọng của chủ nghĩa Hiện đại, được kết hợp với chủ nghĩa Hậu hiện đại và được xem như phản ứng đối ngược lại với chủ nghĩa Biểu hiện trong nội dung cũng như trong bố cục tác phẩm
Phong cách Minimalism trong kiến trúc
Tối giản – có thể hiểu là đi đến tận cùng của sự đơn giản, đơn giản hết mức có thể. Phong cách tối giản có ảnh hưởng rộng lớn ở khắp các bộ môn nghệ thuật, các ngành thiết kế – sáng tạo. Phong cách tối giản có mặt trong hội hoạ, âm nhạc, nhiếp ảnh, đồ hoạ, tạo dáng công nghiệp, thời trang,… và tất nhiên trong cả kiến trúc – khi mà kiến trúc vẫn gần gũi với những bộ môn nghệ thuật kinh điển.
Kiến trúc sư người Đức Ludwig Mies van der Rohe (1886 – 1969_ – một trong những bậc thầy của kiên trúc hiện đại thế giới, được coi là cha đẻ của phong cách kiến trúc tối giản. Quan điểm của ông thể hiện ở câu châm ngôn “Less is more” (tạm dịch: ít là nhiều, càng ít càng tốt). Những công trình trong thời gian này của Mies van der Rohe đã đặt nền móng cho phong cách kiến trúc tối giản với những quan điểm mới về việc tổ chức không gian kiến trúc, với kết cấu, vật liệu mới là thép và kính. Sau những biến động của chính trị, thời cuộc ở châu Âu, ông chuyển sang sinh sống và làm việc tại Mỹ vào năm 1937, tiếp tục theo đuổi trường phái kiến trúc của mình. Kiến trúc của Mies van der Rohe là những không gian trong sạch, đơn giản, tinh tế, trật tự: là những đường thẳng, những mặt phẳng, những góc vuông,… bộc lộ rõ cấu trúc của hệ thống kết cấu.
Ở phương Đông, Nhật Bản được coi là bậc thầy của phong cách tối giản trong kiến trúc.Phong cách này hiện diện trong phần lớn kiến trúc Nhật Bản, từ kiến trúc hiện đại cho tới những công trình mang âm hưởng truyền thống. Tính tối giản thể hiện nhất quán từ hình thức kiến trúc cho tới nội thất công trình, kết hợp nhuần nhuyễn giữa một khuynh hướng hiện đại với những giá trị văn hoá – tinh thần truyền thống của Nhật Bản. Nhiều kiến trúc sư Nhật Bản thành công và ghi đậm dấu ấn với phong cách tối giản, chủ nghĩa tối giản trong kiến trúc, mà tiêu biểu là kiến trúc sư Tadao Ando. Những công trình của Tadao Ando thực sự là những tác phẩm nghệ thuật của không gian và ánh sáng, của sự giao hoà của kiến trúc và thiên nhiên, mang một cá tính đặc sắc và đầy sáng tạo.
Những đặc điểm cơ bản của Minimalism trong kiến trúc
Less is more – đó là sự khởi nguồn, tư tưởng, triết lý, là nguyên tắc chủ đạo mà kiến trúc sư Mies van der Rohe đã đề ra. Đối ngược lại với trường phái cổ điển và nhiều trường phái khác làm đầy, làm đẹp, làm hoàn thiện kiến trúc bằng những chi tiết, bằng trang trí nội thất; kiến trúc tối giản tự hoàn thiện bằng những gì ít nhất có thể – đó chính là nhiều. Ít nhất, cũng là hướng tới sự hoàn mỹ và thành công. Từ xuất phát đó, thì “hạn chế” là một trong những nguyên tắc – biểu hiện cụ thể của kiến trúc tối giản.